1.1. Mục tiêu chung
Chương trình hướng đến việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao đạt trình độ khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực ngành công nghiệp, công nghệ thông tin trong nước và quốc tế.
Chương trình đào tạo sẽ trang bị kiến thức, phát triển kĩ năng, năng lực nghiên cứu và ứng dụng nhằm mở rộng tri thức và khai thác khả năng tính toán của máy tính trong giải quyết vấn đề trên cơ sở Toán học và khoa học vững chắc.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Sinh viên được cung cấp kiến thức, kỹ năng về các hệ thống máy tính hiện đại, Khoa học máy tính, Toán cho Tin học và hệ thống tính toán; kiến thức chuyên sâu về Trí tuệ nhân tạo, Máy học, Khai thác dữ liệu đa phương tiện.
- Phát triển các kỹ năng trong phân tích, thiết kế, xây dựng và phát triển các giải pháp công nghệ dựa trên máy tính;
- Cung cấp sự hiểu biết về các yếu tố thương mại, xã hội và kinh doanh có ảnh hưởng đến các giải pháp kỹ thuật để giải quyết vấn đề;
- Có nhận thức về các trách nhiệm đạo đức và pháp lý của một chuyên gia IT;
- Kỹ năng học tập độc lập và khuyến khích đánh giá cao tầm quan trọng của một chuyên viên IT về phát triển nghề nghiệp và học tập suốt đời.
1.2.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Ngành KHMT thuộc nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin. Mục tiêu của chương trình đào tạo là đào tạo ra những Cử nhân KHMT chất lượng cao, có khả năng thiết kế, xây dựng và triển khai những hệ thống, giải pháp dựa trên tích hợp; tăng cường trí thông minh nhân tạo cho máy tính, đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.
Chương trình đào tạo sẽ trang bị cho sinh viên:
- Kiến thức nền tảng thuộc lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin; kiến thức cốt lõi ngành KHMT.
- Kiến thức, công nghệ chuyên sâu của ngành như trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng Internet và mạng xã hội
- Thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường Web.
Chi tiết bảng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (dựa trên bảng chuẩn đầu ra ngành KHMT bậc đại học của Trường BCU):
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Kiến thức và sự hiểu biết
|
1
|
Thể hiện sự hiểu biết về các khái niệm, lý thuyết và nguyên tắc của công nghệ máy tính, bao gồm: Các ngôn ngữ lập trình cấp cao; Thiết kế chương trình; Phát triển hệ thống; Phương pháp thiết kế phần mềm; Thiết kế cơ sở dữ liệu và quản lý; Công nghệ Web và Các hệ thống mở.
|
2
|
Hiểu biết và có khả năng đánh giá các ứng dụng máy tính mới.
|
3
|
Có khả năng xác định các yếu tố con người và xã hội ảnh hưởng đến việc xây dựng và vận hành hệ thống máy tính
|
4
|
Hiểu được cách thức tương tác trong các dự án CNTT lớn, phức tạp hoặc trong các dự án
|
5
|
Đánh giá các khía cạnh xã hội, môi trường, đạo đức, kinh tế và thương mại có ảnh hưởng đến các quy trình của hệ thống máy tính
|
Kỹ năng áp dụng kiến thức
|
1
|
Có khả năng ứng dụng trong lập mô hình, thiết kế các hệ thống trên nền tảng máy tính phục vụ cho các yêu cầu khác nhau.
|
2
|
Có khả năng xác định các yêu cầu và những ràng buộc thực tiễn của các hệ thống máy tính (bao gồm cả hệ thống máy tính, hệ thống thông tin, và các hệ thống phân phối) theo bối cảnh thực tế
|
3
|
Có khả năng nhận biết và phân tích các tiêu chí, thông số kỹ thuật phù hợp với các vấn đề cụ thể và lập kế hoạch cho các giải pháp thực tế
|
4
|
Phân tích mức độ sử dụng hiện tại của hệ thống máy tính và phát triển trong tương lai dựa trên các tiêu chí được xác định
|
5
|
Có khả năng phản biện và lập luận: xây dựng các luận cứ hợp lý để giải quyết một vấn đề cụ thể, bao gồm đánh giá tác động của các công nghệ mới.
|
6
|
Đánh giá các hệ thống theo khía cạnh chất lượng và khả năng nhận ra bất kỳ rủi ro hoặc an toàn nào có thể liên quan đến hoạt động của thiết bị / hệ thống máy tính trong bối cảnh nhất định
|
Kỹ năng thực hành
|
1
|
Có khả năng xác định, thiết kế và xây dựng hệ thống máy tính.
|
2
|
Có khả năng triển khai có hiệu quả các công cụ, vận dụng lý thuyết và phương pháp được sử dụng cho việc xây dựng, thiết kế và thực hiện các ứng dụng máy tính, đặc biệt chú trọng vào việc hiểu toàn bộ quá trình liên quan đến việc triển khai có hiệu quả để giải quyết các vấn đề thực tế
|
3
|
Làm việc và hoạt động nhóm; Có khả năng xác định và nhận ra các vai trò khác nhau trong nhóm và cách tổ chức các hoạt động nhóm khác nhau.
|
4
|
Vận hành thiết bị hỗ trợ tính toán có hiệu quả, tính đến cả tính logic và vật lý
|
Kỹ năng khác
|
1
|
Sử dụng kỹ năng tra cứu thông tin có hiệu quả (bao gồm việc sử dụng các trình duyệt, công cụ tìm kiếm và catalog).
|
2
|
Áp dụng các công cụ toán trong biểu diễn và trình bày dữ liệu liên quan theo mô hình định lượng
|
3
|
Khai thác, sử dụng hiệu quả các nền tảng CNTT nói chung
|
4
|
Quản lý việc học tập và tự học, bao gồm quản lý thời gian và phát triển các kỹ năng tổ chức học tập.
|
5
|
Có khả năng xây dựng và truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả, cả bằng miệng và bằng văn bản
|
6
|
Thừa nhận sự cần thiết của việc học tập suốt đời nhằm phát triển nghề nghiệp
|
Sinh viên tốt nghiệp ngành KHMT cũng được trang bị những kiến thức cần thiết để có thể học tiếp cao học và tiến sĩ trong lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin.
1.2.2. Cấp bằng
BCU cấp bằng Cử nhân Khoa học Máy tính cho học viên khi đã hoàn tất đầy đủ chương trình học của BCU. Bằng cấp này có giá trị và hiệu lực tương đương với bằng cấp được cấp cho học viên học tại BCU.
- Tên bằng cấp bằng tiếng Việt: Cử nhân Khoa học Máy tính.
- Tên bằng cấp bằng tiếng Anh: Bachelor of Science (BSc) in Computer Science.
Căn cứ vào kết luận của hội đồng chuyên môn và quản lý đào tạo của hai Trường trong việc thiết lập chương trình học và quản lý học vụ, bằng cấp này tương đương với bằng Cử nhân ngành Khoa học máy tính do UIT cấp.